Kết quả chung cuộc UIT CAR RACING 2021 – Phá bỏ rào cản, vươn đến đỉnh cao

Kết quả chung cuộc cuộc thi Lập trình xe tự hành lần X - UIT CAR RACING 2021 ở cả 2 bảng Mở rộng và Chuyên nghiệp.
Share

Cuộc thi Lập trình xe tự hành – UIT CAR RACING – là cuộc thi học thuật thường niên của khoa Kỹ thuật Máy tính. Trải qua 10 năm với 10 mùa giải, cuộc thi UIT CAR RACING đã phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng của cuộc thi. Nếu mùa đầu tiên chỉ là sân chơi dành cho sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM với công nghệ dò đường sử dụng hồng ngoại, thì đến năm thứ 10, cuộc thi đã được mở rộng cho cả các trường THPT và Đại học trên cả nước với 2 bảng thi đấu Mở rộng và Chuyên nghiệp. Thông qua cuộc thi, các thí sinh sẽ được huấn luyện và ứng dụng các kiến thức về lập trình nhúng, điều khiển tự động, trí tuệ nhân tạo và xử lý ảnh trên bài toán điều khiển xe tự hành – một bài toán vô cùng hấp dẫn và gây sốt trong kỷ nguyên cách mạng 4.0.

  • Áp dụng thuật toán điều khiển xe dựa trên phương pháp dò line
  • Bảng này được chia thành 02 nhánh đấu, gồm:
    • Nhánh đấu dành cho học sinh THPT trên toàn quốc
    • Nhánh đấu dành cho sinh viên năm I, năm II của các trường Đại học
  • Áp dụng thuật toán điều khiển xe tự động dựa trên phương pháp xử lý ảnh.
  • Bảng đấu này hướng đến đối tượng toàn bộ sinh viên các trường đại học trong khu vực TP.HCM

Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên cuộc thi năm nay không thể tập trung và thực hiện những trận đua trực tiếp được, do đó, Ban tổ chức đã quyết định không sử dụng xe mô hình như các năm trước mà thay vào đó thực hiện toàn bộ phần thi dựa trên phần mềm mô phỏng đối với cả 2 bảng. Điều này đã tạo ra một sức hút lớn khi các đội thi trên khắp cả nước đều có thể dễ dàng tham gia vào sân chơi UIT CAR RACING 2021. Trong quá trình tổ chức, UIT CAR RACING 2021 cũng đã để lại những dấu ấn đặc biệt thông qua các con số ấn tượng sau.

0
Vòng thi

0
Ngày huấn luyện & thi đấu

0
Đội thi

0
+
Thí sinh tham gia

Ban kỹ thuật tập huấn cách sử dụng công cụ và các công nghệ được áp dụng trên xe tự hành

Trước mỗi vòng thi, Ban tổ chức sẽ công bố các thử thách và đường đua mẫu. Các thí sinh có thể trao đổi giải pháp cũng như hỏi đáp trong một nhóm online do Ban tổ chức lập ra. Đến hạn nộp bài, các đội thi sẽ gửi source code về, sau đó, Ban tổ chức sẽ livestream và chấm điểm trực tiếp phần thi của các đội. Đội nào có quãng đường đi xa nhất (được tính dựa trên các điểm mốc đặt trên đường) với thời gian ngắn nhất sẽ là đội dành chiến thắng.

Trong quá trình tham gia, các đội thi sẽ được huấn luyện cách sử dụng các công cụ, cũng như các cơ chế hoạt động của xe tự hành dựa trên công nghệ của 2 bảng đấu, qua đó, không chỉ các bạn sinh viên mà cả các bạn học sinh cũng tìm thấy sự hứng khởi trong việc được tiếp xúc với các kiến thức ứng dụng thực tiễn, phát huy tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”.

Trước mỗi vòng thi, Ban tổ chức sẽ công bố các thử thách và đường đua mẫu. Các thí sinh có thể trao đổi giải pháp cũng như hỏi đáp trong một nhóm online do Ban tổ chức lập ra. Đến hạn nộp bài, các đội thi sẽ gửi source code về, sau đó, Ban tổ chức sẽ livestream và chấm điểm trực tiếp phần thi của các đội. Đội nào có quãng đường đi xa nhất (được tính dựa trên các điểm mốc đặt trên đường) với thời gian ngắn nhất sẽ là đội dành chiến thắng.


Cô Lê Thị Nguyệt Châu

Giáo viên Tin học, trưởng đoàn của trường THPT Dương Văn Thì

Mục tiêu của cuộc thi là giúp các bạn học sinh, sinh viên hiểu hơn về công nghệ xe tự hành – một xu thế của tương lai – qua đó hiểu hơn về công việc của ngành Kỹ thuật Máy tính, đặc biệt là các bạn học sinh vốn chưa quen lắm với ngành học này. Hiện nay, rất nhiều trường THPT có CLB STEM – nơi học sinh có thể mày mò và chế tạo các sản phẩm khoa học kỹ thuật ở mức độ tương đối. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để không chỉ sinh viên mà các bạn học sinh có thể tham gia vào các sân chơi khoa học công nghệ cao, qua đó phát triển tư duy khoa học và sáng tạo của thế hệ trẻ. Khoa Kỹ thuật Máy tính sẵn sàng đồng hành cùng các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát triển các CLB STEM, hỗ trợ tập huấn và đào tạo các kiến thức về lập trình nhúng, trí tuệ nhân tạo và IoT cho các bạn học sinh.


TS. Nguyễn Minh Sơn

Trưởng Khoa Kỹ thuật Máy tính



KẾT QUẢ CHUNG CUỘC

Bảng mở rộng
nhánh Đại học

GIẢI NHÌ

Trường Đại học


GIẢI NHẤT

Trường Đại học


ĐHQG-HCM

GIẢI BA

Trường Đại học


ĐHQG-HCM

Bảng mở rộng
nhánh Trung học Phổ thông

GIẢI NHÌ

Trường THPT


GIẢI NHẤT

Trường THPT


GIẢI BA

Trường THPT


Bảng Chuyên nghiệp

GIẢI NHÌ

Trường Đại học


TP. Hồ Chí Minh

GIẢI NHẤT

Trường Đại học


ĐHQG-HCM

GIẢI BA

Trường Đại học


ĐHQG-HCM